Bài viết nổi bật

Quảng cáo

Browsing "Older Posts"

Các định luật và lý thuyết căn bản liên quan đến Thủy lực.

By Khanh Nguyen → 29 tháng 5, 2020
Mình xin giới thiệu một số định luật các bạn cần phải nắm và hiểu sâu thì chúng ta có thể mới có thể lý giải các hệ thống phức tạp liên quan đến nhiệt độ, sốc áp, giảm chấn... Dưới góc độ blog chia sẽ dưới góc độ nghề nên mình sẽ hạn chế tối đa các công thức tính toán mà chỉ đi sâu để phân tích các hiện tượng sẽ xẩy ra trên hệ thống.
1. Chất lỏng không bị nén và tác dụng lực lên mọi bề mặt chứa


Khi ta ép 1 lực F lên bề mặt chất lỏng thì lực F cũng tác dụng lên mọi bề mặt còn lại, đây chinh là gốc rễ của việc truyền tải lực trong thủy lực, ta sẽ thấy rõ hơn trong thí nghiệm sau.


Chính vì chất lỏng không bị nén nên ta có thể dễ dàng tính được hành trình dịch chuyển cũng như tốc độ nếu chúng ta biết được lưu lượng của nguồn cấp.

Tuy nhiên trên thực tế rất nhiều hệ thống bị khí đi vào hệ thống dưới áp lực cao khí bị hòa trộn với dầu. Lúc này hệ thống chúng ta không còn hệ thống dầu thuần túy nữa mà có khí bên trong nên hệ thống sẽ có một số sai lệch so với lý thuyết, việc khí đi vào trong hệ thống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ ồn, hiệu suất, tuổi thọ thiết bị. Mình sẽ phân tích giúp các bạn cách hạn chế không khí đi vào trong hệ thống thủy lực trong chuyên đề khác.

2/ Định luật bảo toàn năng lượng. (năng lượng không tự sinh ra hoạt mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang đạng khác).
Trước đây khi mới vào nghề có khách hàng chế máy ép củi trấu. Trước đây dùng motor 30Kw qua hệ truyền động dây đai, bánh răng. Họ yêu cầu mình chuyển sang hệ truyền động thủy lực để giảm motor xuống 15 Kw và tất nhiên giữ nguyên năng suất. Bác đã ngộ nhận thủy lực sẽ làm hệ thống mạnh và lợi hơn, đó là sai lầm nghiêm trọng. Trong thực tế hệ thống thủy lực chỉ cho hiệu suất 50 - 80% thôi. Tùy thuộc vào quy mô van và đường ống... Trong khi đó các hệ thống truyền động cơ khí như dây đai hoạc bánh răng có thể lên đến 98% hiệu suất, một trong những lý do khiến truyền động thủy lực giảm hiệu suất là do ma sát sinh ra. Tuy nhiên hệ thống thủy lực có thể làm ổn định công suất chống quá tải thông qua các van chỉnh áp, dựa vào yếu tố đó chúng ta có thể tiết kiệm được điện năng tiêu thụ.  

Áp suất và cách tính lực xi lanh

By Khanh Nguyen → 17 tháng 5, 2020
Áp suất là gì: Trong thủy lục các bạn sẽ thường xuyên gặp đơn vị nói về áp suất là Kg/cm2 và Bar (1 Bar = 1.02 Kg/cm2) đây là 2 đơn vị mà các bạn sẽ thường xuyên gặp trong các catalog, thông ghi trên nameplate sản phẩm hoạt trên các thiết bị đo...
=> Vậy ta hiểu nôm na áp suất chính là lực tác dụng trên 1 đơn vị diện tích (cm2).

VD: Chúng ta thường nghe áp suất hệ thống trạm nguồn 10 kg/cm2. Tức là 1 cm2 sẽ chịu 10 kg. 

Nếu chúng ta có 1 xi lanh diện tích tiếp xúc 100 cm2 thì lực của cây xi lanh đó sẽ là
F (xi lanh)  = 100 x 10 = 1,000 Kg


=> Cách tích lực của xi lanh cũng tương tự = diện tích tiếp xúc  x  áp suất

Khái niệm truyền động thủy lực và ưu nhược điểm

By Khanh Nguyen → 15 tháng 5, 2020
Chào các bạn trong khoảng thời gian mình làm công tác huấn luyện cho các đồng nghiệp, nhân viên mới của công ty cũng như tư vấn cho khách hàng về lĩnh vực thủy lực, mình thấy tài liệu trên mạng đi sâu vào vấn đề lý thuyết nên mình quyết định viết blog nghethuyluc với tiêu chí chia sẽ dưới kiến thức nghề, các bạn đọc có thể áp dụng công việc cụ thể luôn. Do mình chỉ phân tích dưới góc độ kinh nghiệm thực tế nên sẽ còn nhiều thiếu sót nên hy vọng các bạn đọc nếu thấy thiếu sót vui lòng góp ý bổ sung để cùng chia sẽ cho mọi người nhé. 
Hôm nay mình sẽ đi vào chủ đề đầu tiên.

Thủy lực là gì: nôm na tạm hiểu ta sử dụng chất lỏng (nước, dầu thủy lực...) để truyền năng lượng từ nguồn đến cơ cấu chấp hành.
Ví dụ: ta có động cơ điện muốn kéo tời ta phải sử dụng dây cu roa hoạt xích để truyền dẫn qua các cặp puly để giảm xuống tốc độ mà ta mong muốn và kết nối từ vị trí motor tới trụ lô.
Trong trường hợp này ta dùng truyền động thủy lực sẽ như thế nào: ta sẽ động cơ điện trên kéo trực tiếp bơm thủy lực.
dầu thủy lực sẽ được bơm đẩy đến động cơ thủy lực để xoay trục tời
Vậy ở đây ta thấy có điểm khác biệt rất lớn giữa truyền động thủy lực so với truyền động đai, bánh răng...

Ưu điểm đặc trưng của truyền động thủy lực:

  • Không giới hạn khoản cách giữa nguồn phát (motor) với cơ cấu chấp hành (trục tời)
  • Một nguồn phát có thể chia ra cho rất nhiều cơ chấp hành mà không phụ thuộc vị trí khoảng cách
  • Có thể thay đổi tỉ số truyền động dễ dàng và rất lớn thông qua việc chọn thông số lưu lượng động cơ thủy lực hoạc kích thước của xi lanh.
  • Dễ dàng chuyển đổi từ chuyển động quay sang chuyển động tịnh tiến (dùng xi lanh thủy lực)
  • Kế cấu gọn gàng êm
  • Dễ dàng điều khiển (chiều quay, tốt độ, hướng tịnh tiến..)
Nhược điểm:
  • Hiệu suất (hiệu năng) truyền động thấp (0.4 - 0.8) tùy thuộc vào hệ thống bố trí bơm van hợp lý
  • Sinh nhiệt do ma sát dầu thủy lực trên đường ống và cơ cấu chấp hành.