Bộ nguồn thủy lực là gì? Cấu tạo của bộ nguồn thủy lực?

By Nghề Thủy Lực 21 tháng 8, 2021

Bộ nguồn thủy lực là thành phần quan trọng trong hệ thống thủy lực. Chúng càng trở nên phổ biến và được áp dụng nhiều hơn vào  thời kỳ ứng dụng tự động hóa. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn về khái niệm và thành phần cấu tạo của bộ nguồn của hệ thống thủy lực này.

Bộ nguồn thủy lực là gì?


Bộ nguồn thuỷ lực


Bộ nguồn thủy lực có tên gọi khác là trạm nguồn thủy lực. Cụm thiết bị này có vai trò tạo động lực cho hệ thống, cung cấp áp suất cho xi lanh, động cơ thủy lực và các bộ phận thủy lực khác. Chúng được lắp vào các bộ nguồn trong hệ thống, dây chuyền sản xuất hay các máy móc như máy ủi, máy xúc, kích ben, máy ép thủy lực và nhiều loại máy móc khác.


Nhiều nhận định không chính xác cho rằng bộ nguồn là máy bơm, hay bộ nguồn mini là máy bơm. Thực tế, trạm nguồn thủy lực hay trạm nguồn thủy lực mini khác hẳn với  máy bơm, vì trạm nguồn sẽ bao gồm nhiều thiết bị nhỏ như: máy bơm, có thùng chứa dầu, nhiều chế độ bơm. Ngoài ra, trạm nguồn còn vận hành theo nhiều giai đoạn khác nhau và có thêm hệ thống làm mát.


Cấu tạo của bộ nguồn thủy lực gồm những bộ phận nào


Như đã nói, một bộ nguồn thủy lực sẽ bao gồm các bộ phận như: Thùng dầu, bơm thủy lực, động cơ điện, cụm van thủy lực, bộ lọc, hệ thống làm mát, phụ kiện. Các bộ phận của trạm nguồn kết nối với nhau vô cùng ăn ý, linh hoạt để chuyển hóa điện năng thành năng lượng chất lỏng.


Thùng dầu thủy lực


Thùng dầu có chức năng chứa chất lỏng thủy lực. Đây là bộ phận có kích thước lớn nhất trong trạm nguồn. Nó bao gồm các phụ kiện đi kèm như: Nắp rót dầu, thước đo mức dầu, lọc hút, nút tháo dầu.


Thùng dầu thuỷ lực


Thùng dầu phải được thiết kế phù hợp để chất lỏng thủy lực chảy vào từ ống dẫn. Nếu thùng dầu chứa được khối lượng ít thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu vận hành của bộ nguồn. Kích thước phù hợp cũng sẽ giúp tản nhiệt nhanh, hạn chế sủi bọt. 


Thùng dầu được chế tạo từ các vật liệu chống ăn mòn và oxi hóa như: Thép, inox,... Thông thường, thùng dầu được thiết kế hình chữ nhật.


Bơm thủy lực


Bơm thủy lực có chức năng đẩy và hút dầu với áp suất cao, biến năng lượng cơ học thành năng lượng thủy lực.


Bơm thuỷ lực


Trên thị trường có 03 loại bơm phổ biến: Bơm piston, bơm cánh gạt, bơm bánh răng. Khi có nhu cầu lựa chọn bơm, chúng ta cần quan tâm đến thông số như thể tích, công suất, áp suất của bơm,.. Từ đó có thể lựa chọn loại bơm phù hợp với yêu cầu của hệ thống. Nếu hệ thống hoạt động với công suất lớn thì nên chọn bơm piston, còn bơm cánh gạt và bơm bánh răng phù hợp với công suất trung bình, nhỏ.


Động cơ điện


Động cơ điện có tên gọi khác là motor. Thiết bị này là bộ phận không thể thiếu trong bộ nguồn, chức năng là biến đổi điện năng thành cơ năng  làm quay trục của bơm thủy lực.  


Động cơ điện có thể sử dụng nguồn điện một chiều (DC) hoặc nguồn điện xoay chiều (AC). Với động cơ điện xoay chiều gồm có bộ nguồn thủy lực 220V, công suất từ 2hp đến 5hp. Động cơ điện một chiềubộ nguồn 12V, 24V, chúng thường sử dụng cho bộ nguồn mini.

Cụm van thủy lực.



Động cơ điện


Hiện nay có khá nhiều van thủy lực khác nhau. Chúng ta có thể lựa chọn van tùy vào nhu cầu sử dụng, một số loại van có thể liệt kê như sau:

  • Van phân phối: Van này có chức năng là điều khiển để dòng dầu di chuyển trong bộ nguồn. Có 2 loại van phân phối là van dầu điện tử hoặc van gạt tay. 

  • Van an toàn: Chức năng là bảo vệ nguồn thủy lực bằng cách giữ cho áp suất không vượt mức quy định, nếu áp suất quá cao van sẽ tự ngắt.

  • Van một chiều: Ngăn không cho dòng dầu chảy ngược lại gây hư hỏng bơm. Vì van này chỉ cho phép dòng lưu lượng chảy theo một chiều nhất định.

  • Van tiết lưu: Van này thường được gắn trên dầu hồi, thực hiện chức năng điều chỉnh lưu lượng dòng chảy.

  • Van khống chế hành trình: Van dùng để điều khiển hoạt động của xi lanh như ý muốn.


Bộ lọc hồi 


Bộ lọc thủy lực sẽ giúp lọc những chất cặn, bụi bẩn để đảm bảo hệ thống luôn được cung cấp dầu sạch. Dầu bẩn sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, tuổi thọ của các thiết bị trong hệ thống. Kích thước của lưới lọc, lõi lọc sẽ quyết định độ sạch của dầu thủy lực.



Bộ lọc dầu thuỷ lực


Khi làm việc, áp suất cao thì van xả sẽ tác động xả dầu về bộ lọc, chứa tại thùng dầu để phục vụ cho vòng tuần hoàn tiếp theo.


Hệ thống làm mát


Hệ thống làm mát còn có tên gọi là quạt tản nhiệt hoặc OR. Các bộ phận trong trạm nguồn phải làm việc liên tục trong nhiều giờ liền, công suất cao sẽ sinh ra lượng nhiệt lớn, khi dầu thủy lực đi qua các bộ phận này, nhiệt của dầu cũng sẽ tăng lên. 



Quạt tản nhiệt

Khi kết thúc một vòng tuần hoàn, dầu cùng với nhiệt độ cao đó quay về thùng chứa. Vì vậy, cần có quạt tản nhiệt để làm giảm nhiệt độ dầu về bình thường, để tiếp tục làm việc với các chu kỳ tiếp theo. Khi dầu duy trì được nhiệt độ bình thường, hiệu quả làm việc của các bộ phận sẽ được duy trì ở trạng thái tốt, thời gian dài mà không có những sự cố bất thường. 


Bộ phận làm mát cũng có nhiều thiết kế khác nhau, nhưng chúng đều bảo đảm duy trì nhiệt độ dầu ở một mức đã được định sẵn. Người dùng dễ tiếp cận với thiết bị này bởi vì chúng có giá cả hợp lý. Cùng với đó, bộ phận này cũng dễ dàng lắp đặt, làm việc được ở áp lực cao, bền bỉ, thân thiện với môi trường.


Phụ kiện khác


Ngoài các bộ phận kể trên, trạm nguồn thủy lực còn nhiều các linh kiện khác, quan trọng không kém các thiết bị chính, có thể kể đến như: Ống dẫn dầu, thước nhớt, đồng hồ đo áp suất, van khóa đồng hồ, co nối, nắp thùng dầu, khớp nối thủy lực,...


Đồng hồ đo áp suất

Nghethuyluc.com hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, phần nào sẽ giúp các bạn nắm thêm được những thông tin hữu ích, để phục vụ cho quá trình vận hành và sửa chữa.


Post Tags:

No Comment to " Bộ nguồn thủy lực là gì? Cấu tạo của bộ nguồn thủy lực? "